Monthly Archives: Tháng Mười, 2016

11 cách hệ thống giáo dục Phần lan cho ta thấy “Ít mà Nhiều”

Đây là bài viết tôi dịch từ blog của một giáo viên dạy toán lớp 7 ở Mỹ cảm nhận về hệ thống giáo dục ở Phần lan. Hy vọng bài viết sẽ cũng cấp cho các bạn thêm cái nhì và suy ngẫm về một nền giáo dục thành công nhất trên thế giới. Các bạn có thể tìm bản gốc ở đây: https://fillingmymap.com/2015/04/15/11-ways-finlands-education-system-shows-us-that-less-is-more/

Khi tôi rời lớp 7 toán chuyển lên dự khóa nghiên cứu Fulbright ở Phần lan, tôi đã nghĩ tôi sẽ được trải nghiệm trở lại với những bài học đầy cảm hứng, lôi cuốn và đột phá. Tôi mong có nhiều ý tưởng to tát mới về phương pháp dạy cho học kỳ toán của tôi và tôi sẽ đổi mới các bài học để tôi có thể dạy thêm nhiều học kỳ, nhiều nội dung toán hơn và để cho sinh viên nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm toán nhiều hơn.

Suy nghĩ kiểu này dẫn đến một trạng thái của hầu hết các thầy cô giáo ở Mỹ, là phải làm nhiều nhiều hơn nữa. Tâm lý này được thấm nhuần trong chúng tôi từ buổi ban đầu. Có một áp lực cố hữu thúc đẩy các giáo viên của chúng tôi cố vươn lên một tầm cao mới để họ làm được những điều vĩ đại hơn, tốt đẹp hơn. Các bài học phải ngày càng thú vị, cuốn hút và bao trùm nhiều nội dung hơn.  Điều kỳ diệu này được điều chuyển, định hướng bởi dữ liệu, hoặc phụ huynh hoặc người quản lý hoặc đơn giản bởi xã hội lấy công việc làm trung tâm của chúng tôi, nơi mà chúng tôi đo thành quả công việc bằng sự bận rộn vội vã thế nào, cảm giác kiệt sức ra sao ở thời điểm cuối ngày làm việc. Chúng tôi tính giá trị thành quả bằng một danh sách kiểm tra đầy đủ và chúng tôi coi việc để thời gian trôi vô ích là tội lỗi. Chúng tôi dạy tinh thần “ làm việc cho đến khi bạn kiệt sức”(work till you drop) cho những sinh viên đơn giản từ bỏ phần nào đó của chặng đường hoặc trở nên kiệt sức như cảm giác của chính chúng tôi.

Khi tôi đến Phần lan, tôi đã chẳng tìm được một ý tưởng đột phá nào cho việc tăng tính hấp dẫn của các bài học toán của tôi. Tôi cũng đã không tìm được những sinh viên học tốt toán hoặc biết nhiều về toán. Thực tế Jr. High và các lớp học toán phổ thông đã lặp lại giống như những gì mà tôi đã trải nghiệm ở Ấn độ. Và hầu hết những vấn đề rắc rối ( như sinh viên không nhớ các công thức toán cơ bản) cũng tương tự. Cấu trúc lớp học và cách giảng dạy trong lớp học toán ở Phần lan theo y mô típ cơ bản mà các giáo viên dạy toán đã áp dụng hàng nhiều thế kỷ: các giáo viên kiểm tra bài cũ, họ trình bày một bài giảng ( một số học sinh lắng nghe, một số thì không), và sau đó giao bài tập về nhà. Trong khi một số giáo viên thật sự tuyệt vời và tôi đã có cơ hội dự giờ một số giáo viên tuyệt vời đó, Tôi có thể nói rằng nói chung tôi đã chứng kiến cách dạy toán phổ thông đầy thú vị, đầy tính tương tác từ các thầy cô ở Mỹ. Hiếm khi thấy một bài học toán tốt hơn những bài học mà tôi thấy ở quận nơi tôi tham quan, và tôi còn thấy một vài bài học toán thật sự tồi tệ hơn.

Vậy đâu là sự khác biệt? Nếu cách giảng dạy toán ở trường phổ thông y chang thậm chí tồi tệ hơn ở Mỹ, thì tại sao sinh viên Phần lan thành công còn sinh viên của chúng tôi thì không? Sự khác biệt không phải ở cách giảng dạy. Sư phạm tốt chỉ là sư phạm tốt và nó có ở cả Phần lan và Mỹ. (Tương tự với sư phạm tồi ở đâu cũng có). Sự khác biệt là ở chỗ càng ít rõ ràng càng nhiều hiệu quả. Người Phần lan thực sự tin tưởng rằng “Ít mà Nhiều” (“Less is More”). Câu thần chú của quốc gia này ngấm sâu vào tâm trí người Phần lan và là quy tắc chủ đạo cho triết lý giáo dục của Phần lan.

Ít mà nhiều – Less is More

Họ tin như vậy. Họ tồn tại bằng chân lý đó. Những ngôi nhà của họ không lớn hơn những gì mà họ cần cho một đời sống thoải mái. Họ không mua, tiêu sài hoang phí. Họ sống đơn giản và khiêm nhường. Họ không cảm thấy cần phải có 300 loại ngũ cốc để chọn mà chỉ cần 10 loại là đủ. Phụ nữ ít ăn diện. Đàn ông không có xe phân khối lớn ( hoặc thật sự không sở hữu xe cộ nào). Thay vì mua hàng trăm thứ quần áo rẻ tiền thì người Phần lan mua một vài bộ đắt tiền có chất lượng tốt và bền hàng thập kỷ chứ không phải chỉ dùng được vài tháng. Họ thật sự tin tưởng và tồn tại bằng tinh thần “Ít Mà Nhiều”.

Trái lại, ở Mỹ chúng tôi thật sự tin tưởng “Nhiều Mới Là Nhiều” và chúng tôi luôn luôn mong muốn và theo đuổi càng nhiều thứ trong cuộc sống của mình. Chúng tôi đã được chứng kiến với nhiều thứ mới, hào nhoáng và thú vị và luôn muốn nâng cao cuộc sống của mình. Có mới nới cũ! Quan niệm “Nhiều mới là nhiều” (More is More) len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống và nó làm xáo trộn, làm đảo lộn hệ thống giáo dục của chúng tôi.

Chúng tôi thậm chí không thể bám theo một thuyết giáo dục nào đủ lâu để xem nó có thực sự ưu việt. Chúng tôi luôn thử những phương pháp, những ý tưởng và sáng kiến mới. Chúng tôi luôn thêm ngày càng nhiều thứ vào mà không loại bỏ đi bất cứ ý tưởng, quan điểm cũ nào. Hiện tại chúng tôi tin rằng “ nhiều” mới là câu trả lời cho tất cả các vấn đề giáo dục – mọi vấn đề có thể được giải quyết bằng nhiều lớp học, nhiều ngày dài học tập, làm nhiều bài tập về nhà, giao nhiều bài tập, thêm nhiều áp lực, nhiều nội dung, nhiều hội thảo hội nghị, dạy kèm nhiều hơn sau khi ra trường, và tất nhiên cả nhiều bài kiểm tra! Tất cả  những gì đang làm là đang tạo ra nhiều giáo viên sức cùng lực kiệt, nhiều sinh viên bị stress quá mức và nhiều mệt mỏi thất vọng.

Còn Phần lan thì trái lại tin rằng ít mà nhiều. Điều này được thể hiện theo một vài khía cạnh cho cả giáo viên và sinh viên.

 Ít = nhiều

  1. Ít hình thức học = nhiều lựa chọn

Học sinh Phần lan bắt đầu đi học khi 7 tuổi. Vâng, 7 tuổi! Phần lan cho phép trẻ con được là trẻ con, học thông qua chơi và khám phá hơn là ngồi một chỗ cố định trong lớp học. Nhưng họ có bị tụt hậu? Không! Trẻ con bắt đầu đi học khi chúng đã phát triển thật sự, sẵn sàng học và tập trung. Năm học đầu tiên này được tiếp tục bởi chỉ 9 năm giáo dục bắt buộc. Mọi thứ sau lớp 9 là tùy chọn và ở tuổi 16 học sinh có thể lựa chọn giữa 3 con đường:

  • Học chương trình sau tốt nghiệp phổ thông (Upper Secondary School)- dự bị đại học: chương trình học 3 năm này nhằm chuẩn bị hành trang cho học sinh thi tuyển sinh đầu vào đại học. Sinh viên thường chọn trường dự bị đại học họ muốn dựa vào các chuyên ngành của trường và nộp hồ sơ để vào học trong trường đó. Tôi nghĩ hình thức trường này giống như một sự pha trộn của trường phổ thông và cao đẳng. (Những năm gần đây khoảng dưới 40% sinh viên lựa chọn con đường học này).
  • Đào tạo nghề: Đây là chương trình 3 năm nhằm huấn luyện cho sinh viên nhiều ngành nghề cũng như tạo cho họ cơ hội lựa chọn để tham gia kỳ thi đầu vào sau đó xét tuyển vào một trường đại học mà họ chọn. Tuy nhiên, những sinh viên học theo đường này thường bằng lòng với kỹ năng của họ và hoặc vào làm công nhân hoặc tiếp tục vào một trường cao đẳng nghề(tương đương trường đại học) để nâng cao trình độ. (khoảng gần 60% chọn con đường này)

Khoan đợi đã! Không ai chọn kế toán, kinh tế, và hóa học nâng cao à?! Không ai cần lấy một tấm bằng đại học ư ! Không, không phải mọi người phải vào học đại học! Hmm thú vị thật… Sẽ như thế nào nếu chúng ta thêm các lựa chọn cho những ai muốn trở thành thợ hàn thành đạt hoặc thợ điện lành nghề? Sẽ ra sao nếu chúng ta không buộc những sinh viên biết tài năng của họ xuất chúng phải được giáo dục bình thường, phải tham gia các lớp học phổ thông 3 năm mà họ thấy nhàm chán và vô dụng? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho phép họ luyện tập và khám phá những thiên hướng mà họ thấy hứng thú và có năng khiếu? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm cho những sinh viên này cảm thấy có giá trị và như thể họ có một vị trí trong lĩnh vực giáo dục ?

  • Đi làm công nhân ( dưới 5% chọn con đường này).
  1. Ít thời gian đến trường = nhiều thời gian nghỉ ngơi

Học sinh thường bắt đầu vào học trong khoảng 9:00 và 9:45. Thực tế, Helsinki đang xem xét việc ban hành một luật buộc các trường không được vào học trước 9:00 sáng bởi vì nghiên cứu đã chứng minh trẻ vị thành niên cần ngủ đủ giấc vào buổi sáng. Ngày học tập thường kết thúc lúc 2:00 hoặc 2:45. Một số ngày họ vào học sớm hơn còn một số ngày họ lại vào học muộn hơn. Thời khóa biểu của học sinh Phần lan luôn luôn thay đổi và khác nhau; tuy nhiên thông thường họ có 3 đến 4 tiết học kéo dài 75 phút một ngày với một vài lần nghỉ giải lao giữa các cặp tiết. Hệ thống tổng thể như vậy cho phép cả học sinh và giáo viên được nghỉ ngơi đầy đủ và sẵn sàng dạy/học tiếp.

  1. Ít giờ dạy = nhiều thời gian chuẩn bị bài

Giáo viên cũng có những ngày ngắn hơn. Theo OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), trung bình một giáo viên Phần lan dạy 600 giờ mỗi năm hoặc khoảng 4 hoặc dưới 4 tiết học mỗi ngày. Một giáo viên bình thường ở Mỹ có thời gian dạy gần gấp đôi, trung bình trên 1,080 giờ lên lớp mỗi năm. Con số này tương đương trung bình sáu hoặc trên 6 tiết học mỗi ngày. Giáo viên và học sinh ở Phần lan không cần phải có mặt ở trường khi không có tiết học. Ví dụ, nếu họ không có tiết học buổi chiều nào vào Thứ Năm, họ( cả giáo viên và học sinh) có thể khổng cần ở trường. Hoặc nếu tiết học đầu tiên ngày thứ Tư bắt đầu lúc 11:00, họ không cần phải có mặt ở trường trước giờ đó. Hệ thống giáo dục này cho phép giáo viên Phần lan có thêm thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ thấu đáo về từng bài học. Điều này cho phép giáo viên tạo ra được những bài học hấp dẫn, ý nghĩa, chất lượng.

  1. Ít thay đổi giáo viên = nhiều chăm nom và bền vững

Học sinh cấp hai ở Phần lan thường có cùng 1 giáo viên dạy trong 6 năm. Đúng vậy! Cùng 1 giáo viên coi sóc, dạy dỗ và giáo dục định hướng cho cùng một nhóm học sinh trong 6 năm. Chắc chắn rằng trong suốt 6 năm học đó chỉ với 15-20 học sinh thì các giáo viên phải có thể nắm rõ được nhu cầu giáo dục và kiểu cách học tập của mỗi học sinh. Những giáo viên này biết từng học sinh đang ở đâu và họ sẽ đi đến đâu. Họ theo dõi quá trình của học sinh và có sự thỏa mãn với công sức bỏ ra của mình khi chứng kiến bọn trẻ thành công và đạt được mục đích. Không có sự “đổ trách nhiệm” cho giáo viên kế tiếp bởi vì chính họ là giáo viên kế tiếp. Nếu có một vấn đề về thái độ hoặc kỷ luật, giáo viên tốt hơn hết là ngay lập tức phải dập tắt từ khi chớm khởi phát thay vì phải chịu đựng suốt 6 năm tiếp theo. (Một số trường ở Phần lan chỉ áp dụng giáo viên dạy suốt 3 năm cấp 2 thay vì 6 năm, tuy nhiên hiệu quả cũng đạt được tương tự.)

Hệ thống này không chỉ hữu dụng cho trẻ bởi vì nó mang lại sự bền vững, sự chăm sóc chu đáo đến từng em mà còn giúp giáo viên hiểu chương trình giảng dạy theo cách chỉnh thể và liên tục. Giáo viên biết học sinh cần gì để dạy để phát triển chúng lên trình độ tiếp theo, trong khi vẫn đảm bảo cho giáo viên sự tự do làm việc cùng với từng bước phát triển của học sinh. Giáo viên không cảm thấy bị áp lực buộc phải tăng tốc hoặc giảm tốc để sẵn sàng cho năm học tiếp theo vì họ lại là giáo viên năm tiếp theo, họ điều khiển chương trình học! Họ biết học sinh của họ đang ở vị trí nào và chúng đã học được những gì từ đó họ chuẩn bị bài giảng theo nhu cầu của học sinh! Tôi thật sự tin rằng đây là phần cốt lõi trong câu chuyện thành công ở Phần lan mà vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết.

  1. Ít ứng viên được chấp nhận = nhiều tự tin cho giáo viên

Học sinh có cùng một giáo viên trong 3 đến 6 năm học. Điều gì sẽ xảy ra nếu bọn trẻ gặp phải giáo viên tồi? Phần lan làm việc rất chặt chẽ đảm bảo không có giáo viên tồi. Giáo dục tiểu học là cấp học có tính cạnh tranh nhất ở Phần lan. Các phòng giáo dục trung học cơ sở ở Phần lan chỉ chấp nhận 10% các ứng viên và từ chối nhận hàng nghìn sinh viên mỗi năm. Một cá nhân không chỉ phải tốt nhất, sáng giá nhất để trở thành một giáo viên tiểu học, họ còn phải trải qua một loạt các cuộc phỏng vấn và kiểm tra nhân cách để được nhận. Vì vậy, là chưa đủ nếu bạn chỉ thông minh nhất trong lớp mà bạn còn phải có khả năng tự nhiên và thiên hướng làm giáo viên nữa.

Phần lan hiểu rằng khả năng dạy học không phải là một vài thứ góp nhặt được từ học tập nghiên cứu. Mà thường là năng khiếu và sự đam mê. Một số người có, một số người không. Một số ít trường đại học ở Phần lan có các chương trình dạy học với yêu cầu chỉ chấp nhận những ứng viên có năng khiếu. Trên cả bằng giỏi, khả năng sư phạm tự nhiên, tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ và có một luận văn thạc sĩ. Điều này đảm bảo cho các giáo viên Phần lan có được tin tưởng tuyệt đối. Phụ huynh tin tưởng các giáo viên đã được đánh giá, được đào tạo khắt khe chặt chẽ, và có năng khiếu thiên bẩm. Họ không cố gắng can thiệp hoặc xen lấn vào quyền hạn và các quyết định của giáo viên. Tôi đã hỏi một giáo viên toán là anh thường nhận được bao nhiêu email từ phụ huynh. Anh ta nhún vai và trả lời “khoảng 5 hoặc 6 cái”. Tôi nói, “ ô, tôi cũng nhận được khoảng từng đó mỗi ngày”. Sau đó anht a trả lời “Không! Ý là 5 hoặc 6 email mỗi học kỳ!”. Một lần nữa, Được sống trong một xã hội dựa vào lòng tin và sự kính trọng bạn thấy thế nào?

  1. Ít tiết học = nhiều giờ giải lao

Như đã đề cập ở trên, sinh viên chỉ có 3 đến 4(hiếm khi có 5) tiết học một ngày. Họ có vài lần giải lao ngắn/ra chơi/ăn nhanh trong ngày và thường diễn ra ở ngoài trời dù trời mưa hay nắng. Những khoảng thời gian 15-20 phút này giúp học sinh có đủ thời gian để tiêu hóa những gì đang học, vận động cơ bắp, tay chân, hít thở không khí trong lành và xua đi sự bứt rứt trong người. Những giờ giải lao ngắn có nhiều lợi ích về thần kinh. Giữa những khoảng thời gian học trẻ cần được hoạt động tay chân để có thể học tiếp. Sự trì trệ trong cơ thể dẫn đến sự trì trệ trong não bộ và gây mất tập trung, tình trạng lơ mơ.

Giáo viên cũng được hưởng những giờ giải lao ngắn này. Ngày đầu tiên tôi có mặt ở trường học Phần lan, một giáo viên khuyến nghị tôi ngồi ở “phòng giáo viên”. Sau đó cô ấy cho biết thực tế tất cả các phòng giáo viên đều giống như thế này. Tôi cười và đồng ý một cách nhã nhặn, nhưng trong đầu tôi đang nghĩ: “Phòng giáo viên là cái quái gì thế nhỉ?”. Một phòng giáo viên được gọi là phòng chờ  cho giáo viên ở Mỹ… trước khi họ đi dạy. Ở Phần lan, những phòng này luôn đầy giáo viên cả người đang đi giảng, chuẩn bị bài, thưởng thức cà phê, hoặc đơn giản nghỉ ngơi, các hoạt động xã hội, và thư giãn đầu óc chuẩn bị cho giờ học tiếp theo.

Giáo viên trung học thường có những thời gian giải lao ngắn 10-20 phút giữa các tiết học và cũng thường có một vài quãng thời gian sửa soạn. Các phòng giáo viên này khác nhau ở mỗi trường, nhưng những gì mà tôi thấy thì công thức chung là có vài cái bàn, một vài cái giường, một bình cà phê, một nhà bếp, một kệ để trái cây và đồ ăn nhanh tự chọn, và có các thầy cô trò truyện và cộng tác với nhau. Một vài phòng giáo viên còn có cả những cái ghế mát xa nữa cơ !.

Vậy tại sao những phòng này lại không có ở Mỹ? Vì chúng tôi không có thời gian! Mỗi ngày chúng tôi dạy 6 đến 7 tiết học liên tục không nghỉ. Quãng thời gian chuyển lớp 3-5 phút chúng tôi dùng để trả lời email từ phụ huynh, xóa bảng, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo, phô tô tài liệu, trả lời câu hỏi của sinh viên, sắp xếp lại phòng học, và vào phòng tắm(cái này đã bị cấm)! Nếu chúng tôi có chút ít thì giờ trống chúng tôi thường phải giám sát hành lang bởi vì chúng tôi không tin tưởng học sinh mà cho chúng vào lớp khi không có sự giám sát. Được ngồi xuống 10 phút và thưởng thức một cốc cà phê với đồng nghiệp thật sự là một giấc mơ xa xỉ, và có một ngày làm việc chỉ dạy 3 tiết học quả là mơ ước!

  1. Ít bài kiểm tra = học nhiều hơn

Tưởng tượng tất cả những điều thú vị mà bạn có thể làm với học sinh nếu không có một bài kiểm tra lớn lúc nào cũng ám ảnh trong đầu bạn hàng năm. Tưởng tượng sự tự do bạn có thể có nếu tiền lương của bạn không liên quan đến điểm số của học sinh. Tưởng tượng rằng nếu như vậy thì các bài học của bạn sẽ càng vui vẻ, thú vị, lôi cuốn đến nhường nào!

Mặc dù vẫn tồn tại, chỉ có rất ít áp lực cho giáo viên để hoàn thành chương trình giảng dạy. giáo viên chỉ đơn giản được tin tưởng là luôn làm việc chuẩn mực và do đó họ có thể điều khiển lớp học và nội dung giảng dạy. Giáo viên có thể tùy ý thử nghiệm những phương pháp mới và tạo ra chương trình giảng dạy hấp dẫn, cuốn hút làm cho học sinh trở thành những cá nhân có kỹ năng cần thiết chuẩn bị hành trang bước vào đời. Họ có thời gian để dạy các kỹ năng giúp học sinh phát triển thành những cá nhân biết cách khởi dựng một dự án và làm việc có hệ thống để đạt được một mục tiêu. Họ có thời gian để dạy nghề nơi mà học sinh được học cách để thực hiện những kỹ năng sống thực tế như may vá, nấu nướng, lau dọn, làm mộc và nhiều thứ khác nữa! Trong khi được học những kỹ năng tuyệt vời này, chúng cũng được học toán, học giải quyết vấn đề và học cách để làm theo các chỉ dẫn!

  1. Ít chuyên đề = chuyên sâu hơn

Tôi đã quan sát một vài lớp học toán từ lớp 5 đến lớp 9 ở Phần lan. Tôi tôi được xem toàn bộ chương trình giảng dạy của 5 năm học này và nhận thấy rằng tôi đã cố gắng dạy nội dung của 5 năm học toán ở Phần lan chỉ trong 1 năm học!. Mỗi chuyên đề toán giảng dạy trong mỗi cấp độ lớp mà tôi thấy ở đây được gộp vào trong chương trình lớp 7 mà tôi dạy.

Một lần nữa, tiềm thức người Mỹ cho rằng “nhiều mới là nhiều” không hoạt động ở đây. Nếu tôi phải giới thiệu qua mọi thứ trong chương trình chỉ trong 1 năm thì mỗi ngày tôi phải giới thiệu một chuyên đề/ bài học mới mà tôi luôn luôn cảm thấy bị chậm trễ. Chậm trễ cái gì, tôi không chắc, nhưng áp lực luôn xuất hiện đổ lên đầu tôi và học sinh. Ở Phần lan, giáo viên có thời gian của họ. Họ nghiên cứu sâu hơn về chuyên đề và không hoang mang lo sợ nếu họ chậm một chút hoặc không hoàn thành mọi chuyên đề của môn toán trong 1 năm.

Học sinh cũng vậy, chỉ học toán vài lần 1 tuần. Thực tế, sau Lễ phục sinh, tất cả học sinh lớp 7 mà tôi theo dõi chỉ học toán 1 lần một tuần! Tôi không khỏi hoang mang khi nghe điều này! Tôi không thể tin rằng phần đó đủ thời gian để học toán! Làm sao chúng có thể sẵn sàng cho những bài kiểm tra?! Đợi đã. Không có những bài kiểm tra. Không cần phải quan tâm làm gì. Học sinh phải thực sự hiểu vấn đề trước khi chúng học chuyên đề mới. Một giáo viên cho tôi xem một quyển sách giáo khoa và nói rằng sách có quá nhiều chuyên đề phải dạy cho một lớp học 5 tuần. Tôi xem qua toàn bộ quyển sách và bật cười vì nó chỉ vỏn vẹn trong nội dung  một chương trong giáo trình của tôi. Tại sao chúng tôi buộc học sinh ở Mỹ phải học quá nhiều, quá nhanh? Không quan tâm bọn trẻ căng thẳng thế nào! Không quan tâm chúng chán nản bỏ bê!

  1. Ít bài tập về nhà = nhiều cộng tác

Theo OECD(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), học sinh sinh Phần lan có ít bài tập về nhà nhất trên thế giới. Chúng chỉ có trung bình nửa giờ làm bài tập về nhà vào buổi tối. Học sinh Phần lan thường không có gia sư hoặc học thêm. Điều này thật sự sốc khi bạn thấy những học sinh Phần lan ghi được điểm cao hơn so với những học sinh châu Á thường xuyên phải lãnh thêm nhiều giờ học thêm. Từ những gì tôi thấy được, học sinh ở Phần lan làm mọi việc tại lớp, còn giáo viên cảm thấy rằng những gì học sinh đã làm ở trường là đã đủ. Không có áp lực nào bắt chúng phải làm nhiều hơn những gì cần thiết để học một kỹ năng. Thường những bài tập giáo viên giao không có hạn chót và không thực sự cần phải đánh giá xếp hạng. Nhưng học sinh làm bài tập được giao tại lớp một cách siêng năng. Thật là thú vị khi chứng kiến học sinh được giao việc gì đó để làm. Những học sinh đang không chú ý đến bài học đều bỏ điện thoại xuống và bắt đầu cắm cúi làm. Thậm chí đó chỉ là bài tập đề nghị thôi, chúng đều hoàn toàn tập trung cho đến cuối tiết học. Dường như có một sự thỏa thuận ngầm: “Tôi sẽ không giao bài tập về nhà nếu các em chịu làm bài tại lớp”. Hệ thống này thực sự làm cho tôi phải suy nghĩ về số lượng bài tập mà tôi giao cho học sinh hàng ngày!.

  1. Ít học sinh = Nhiều tập trung

Điều này là hiển nhiên. Nếu bạn có ít học sinh bạn sẽ có thể để ý và biết được nhu cầu học của chúng. Một giáo viên Phần lan sẽ dạy 3-4 lớp học có 20 học sinh một ngày – vì vậy họ sẽ gặp khoảng 60-80 sinh viên 1 ngày. Còn tôi phải gặp 180 sinh viên mỗi ngày. Tôi dạy mỗi lướp 30-35 học sinh, 6 lớp một kỳ, 5 ngày một tuần.

  1. Ít cơ cấu = nhiều sự tin tưởng

Niềm tin là chìa khóa cho toàn bộ hệ thống chứ không phải cơ cấu tổ chức. Thay vì nghi ngờ người khác và tạo ra hàng tá những quy tắc, cơ cấu tổ chức, những vòng thi, bài kiểm tra để xem hệ thống có hiệu quả không, thì họ chỉ đơn giản tin vào hệ thống. Xã hội tin nhà trường thuê giáo viên tốt. Nhà trường tin tưởng giáo viên đã được tôi luyện đầy đủ những phẩm chất cần thiết và do đó cho họ tự do sáng tạo môi trường học tập trong lớp phù hợp nhất cho học sinh của họ. Phụ huynh tin giáo viên, tin quyết định của giáo viên sẽ giúp con cái họ học tập và thành đạt. Giáo viên tin học sinh làm việc và học đều phục vụ mục đích học tập. Học sinh tin giáo viên cung cấp cho chúng những công cụ cần thiết để đạt được thành công. Xã hội tin vào hệ thống và tôn trọng ngành giáo dục. Không phức tạp rắc rồi mà hiệu quả. Phần lan đã làm được điều này.

Người dịch : Tiến Dũng – https://tiendungtcu.wordpress.com